Blogger Widgets

Tuesday, September 4, 2012

Người Việt ‘nặng gánh’ thuế phí


Báo cáo vừa được Ủy ban Kinh tế Quốc hội công bố cho thấy tỷ lệ thuế - phí trên GDP ở Việt Nam cao gấp 1,4 - 3 lần so với các nước trong khu vực.

Ủy ban Kinh tế Quốc hội ngày 4/9 chính thức công bố Báo cáo kinh tế vĩ mô 2012 với tựa đề "Từ bất ổn vĩ mô đến con đường tái cơ cấu". Dài hơn 300 trang, bản báo cáo được thực hiện trong khuôn khổ Dự án “Hỗ trợ nâng cao năng lực tham mưu, thẩm tra và giám sát chính sách kinh tế vĩ mô” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội chủ trì, với sự tài trợ của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP).

Đây là lần đầu tiên, Ủy ban Kinh tế Quốc hội xuất bản một ấn phẩm quy mô như vậy nhằm cung cấp một bức tranh vừa tổng quát, vừa chi tiết về sức khỏe nền kinh tế tình hình kinh tế. Và như mong muốn của Ban Quản lý dự án (do Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Văn Giàu làm Trưởng ban Chỉ đạo), báo cáo sẽ cung cấp tới đại biểu Quốc hội và các nhà hoạch định chính sách một bức tranh toàn cảnh về tình hình kinh tế của mỗi năm, đồng thời thông qua những phân tích chuyên sâu về những vấn đề kinh tế vĩ mô trong ngắn hạn và dài hạn sẽ góp phần nâng cao được khả năng nhận biết các vấn đề và thay đổi một cách tích cực tư duy chính sách của giới làm chính sách.
Chủ tịch nước có phải là 'Thiên Tử'? 
CHÍNH TRƯỜNG VN NHỮNG NGÀY QUA  Công bố thư của TKy TBT

Kịch bản thâu tóm Mobifone & khống chế Bộ Trưởng TĐQ 
Mỹ sẽ bảo vệ Biển đông?   Sự trừng phạt sẽ đi đến đâu Lợi ích nhóm  
Các ông già lẩm cẩm chạy án 
Tổng bí thư Lời nói & Việc làm Tướng Hưởng "đã tìm được Máy chủ" QLB Masan - Kẻ cướp tay không 'bắt Núi Pháo'  Gởi độc giả & nắm tay đoàn kết  Đơn tố cáo Lãnh đạo Bài rịa-Vũng Tàu  Ai tổ chức bắt PCD?   Quan làm bao Tốt hay Xấu?  Bề trên  Một lần gặp công an Báo cáo gồm 7 chương, trong đó dành hẳn một chương phân tích sâu về rủi ro thâm hụt tài khóa. Theo các chuyên gia, kinh tế Việt Nam đang trải qua những năm tháng khó khăn nhất kể từ khi bắt đầu đổi mới vào những năm đầu thập niên 1990. Tăng trưởng kinh tế liên tục suy giảm, từ mức trên 8,2% trong giai đoạn 2004-2007, xuống còn xấp xỉ 6% trong giai đoạn 2008-2011. Trong khi đó, tỉ lệ lạm phát liên tục ở mức cao, thâm hụt thương mại trầm trọng, và đặc biệt là thâm hụt ngân sách cao và nợ công tăng nhanh. Thâm hụt ngân sách trong những năm gần đây lên tới xấp xỉ 5-6% GDP, trong khi đó nợ công và nợ công nước ngoài lần lượt tăng nhanh lên mức 57% và 42% GDP vào cuối năm 2010.

Trong khi nhu cầu chi tiếp tục gia tăng thì nguồn thu ngân sách có nhiều dấu hiệu bất ổn, và quá lệ thuộc vào thuế, phí. Báo cáo của Ủy ban chỉ ra rằng, tỷ lệ thuế và phí ở Việt Nam vào hàng cao nhất khu vực vậy mà nguồn thu đang có dấu hiệu kém bền vững này lại được sử dụng một cách chưa hợp lý.
Nước Thuế phí / GDP
Ấn Độ 7,8%
Indonesia 12,1%
Malaysia 15,5%
Philippines 13%
Thái Lan 15,5%
Trung Quốc 17,3%
Việt Nam 21,6%

Dựa trên các số liệu từ Bộ Tài chính, nhóm nghiên cứu của Ủy ban Kinh tế nhận thấy thu ngân sách của Việt Nam giai đoạn 2007 - 2011 khá ổn định, khoảng 29% GDP. Trong đó thu từ thuế - phí là 26,3%, trong đó thu từ dầu thô đang có xu hướng giảm. Nếu loại trừ nguồn này, tỷ lệ thuế - phí so với GDP là 21,6%.

“Mức này rất cao so các nước khác trong khu vực”, báo cáo nhận định. Cùng với những thiệt thòi do lạm phát, Ủy ban Kinh tế cho rằng người Việt đang phải gánh chịu tỷ lệ thuế phí cao từ 1,4 đến 3 lần so với những nước láng giềng.

Xét riêng về thuế thu nhập, các chuyên gia nhận thấy Việt Nam có các thang bậc thuế suất khá tương đồng so với các nước trong khu vực, song khoảng thu nhập chịu các thang thuế suất tương ứng lại thấp, nên tính chung số thuế phải nộp là khá cao so với khu vực. Ví dụ mức thu nhập phải chịu thuế 10% tại Việt Nam khoảng 3.450 - 5.175 USD một năm, thì ở Thái Lan là 4.900 - 16.400 USD, Trung Quốc là 3.800 - 9.500 USD một năm. Tương tự với thuế thu nhập doanh nghiệp hiện được thu ở mức 25% đối với mọi doanh nghiệp, trong khi tại các nước, thuế suất dao động 2 - 30%. Đó là chưa kể đến các khoản thuế cao đánh vào tiêu dùng thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu) cũng như các khoản chi phí không chính thức khác.

Theo báo cáo, do thuế phí cao, khả năng tích lũy, đầu tư phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của khu vực tư nhân đã bị hạn chế đáng kể. Nó cũng khuyến khích các hành vi gian lận về thuế như chuyển giá tại các doanh nghiệp FDI. Theo đó khu vực này chiếm khoảng 20% GDP nhưng chỉ đóng góp trên dưới 10% thu ngân sách.

Một hệ quả khác là nguồn thu ngân sách ngày càng trở nên kém bền vững. Việt Nam hiện có 3 nguồn thu chính vào ngân sách là thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp và thuế xuất nhập khẩu - tiêu thụ đặc biệt. Do kinh tế khó khăn, nguồn thu từ thu nhập doanh nghiệp đang có xu hướng giảm từ 36% (2006 - 2008) xuống còn 28% trong giai đoạn 2009 - 2011, làm gia tăng sự phụ thuộc vào 2 nguồn còn lại (tăng từ 10% năm 2006 lên 14,5% năm 2010). Điều này hoàn toàn không có lợi khi Việt Nam đang phải gỡ bỏ dần các hàn rào thuế quan nêu trên trong những năm tới theo cam kết WTO.

Một nguồn thu khác cũng được báo cáo đề cập là từ bán nhà thuộc sở hữu nhà nước và chuyển quyền sử dụng đất. “Tuy nhiên, về bản chất, việc làm này cũng giống như việc một cá nhân bán tài sản đi để chi tiêu. Khoản vay nợ của anh ta có thể giảm nhưng tài sản của anh ta cũng giảm tương ứng, tức là anh ta đã nghèo đi”, nhóm nghiên cứu so sánh.

Gánh nặng thuế phí của người Việt ngày một lớn. Ảnh: Zuma

Đứng trước thực tế này, báo cáo của Ủy ban Kinh tế cho rằng nguyên nhân chính gây áp lực lên ngân sách chính là do áp lực chi tiêu công quá lớn trong thời gian dài. Quy mô chi tiêu tối ưu được các chuyên gia khuyến cáo đối với các nền kinh tế đang phát triển nằm trong khoảng 15-20% GDP. Số liệu so sánh quốc tế của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cũng Hong Kong, Đài Loan (Trung Quốc), Indonesia, Singapore và Ấn Độ đều có mức chi tiêu trong khoản 15-18% GDP. Trong khi đó, từ nhiều năm qua Việt Nam đang nằm ở phía trên rất xa ngưỡng tối ưu này, ở mức hơn 30% GDP. Con số này thậm chí còn cao hơn cả giai đoạn cuối thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa (22% vào năm 1990).
TOPHOT LINKS QUAN LÀM BÁO

Lo ngại hơn, các nhà nghiên cứu chỉ ra răng trong tổng chi tiêu hiện tại, chi thường xuyên chiếm tỷ trọng rất lớn, trong khi đầu tư phát triển lại có xu hướng giảm (từ 36,8% năm 2003 xuống còn 24,6% trong năm 2011). “Điều này phần nào cho thấy sự cồng kềnh và chi tiêu tốn kém của bộ máy công quyền”, báo cáo nhận định.

Về giải pháp, các chuyên gia của Ủy ban Kinh tế đề xuất đặt mục tiêu chính của cải cách tài khóa là điều chỉnh chi tiêu công, hệ thống thuế nhằm hướng tới một ngân sách cân bằng và ổn định. Để làm được điều này, trước tiên, hạch toán ngân sách phải được thực hiện một cách minh bạch theo chuẩn quốc tế. Các khoản chi để ngoại bảng phải được tuyệt đối tránh, loại các khoản thu kém bền vững và thu từ bán tài sản khỏi thước đo thâm hụt. Ngoài ra, các gánh nặng ngân sách phát sinh trong tương lai, ví dụ như chi trả lương hưu hay bảo hiểm y tế, cũng cần được đưa vào các dự báo về thâm hụt nhằm có được bức tranh chính xác hơn về triển vọng tài khóa tương lại.

Bên cạnh đó, báo cáo cũng khuyến cáo cơ quan quản lý sớm giảm được chi tiêu công và thu hẹp vai trò của Nhà nước. Việc cắt giảm phải dựa trên việc đánh giá sàng lọc, có thứ tự ưu tiên… Đối với doanh nghiệp Nhà nước - vốn tiêu tốn nhiều chi phí, cũng cần có sự tách bạch giữa mục đích công ích thuần túy với những đơn vị kinh doanh có lợi nhuận.

Cuối cùng, hệ thống thuế cần được cải cách đảm bảo các tiêu chí tạo nguồn thu bền vững, hiệu quả, công bằng và minh bạch. Gánh nặng thuế cần phải được điều chỉnh giảm một cách hợp lý. Tuy nhiên, mức độ hợp lý này phụ thuộc rất nhiều vào quá trình cắt giảm chi tiêu công. Gánh nặng thuế quá cao sẽ khiến cho hệ thống thuế kém hiệu quả do nó khuyến khích việc trốn thuế và bóp méo sự phân bổ nguồn lực. Hệ thống sắc thuế và phí cần được rà soát tránh sự chồng lấn lên nhau. Các sắc thuế cần được điều chỉnh nhằm đảm bảo an sinh xã hội cho người thu nhập thấp, khuyến khích tiết kiệm, và hạn chế tiêu dùng, đặc biệt là hàng tiêu dùng xa xỉ nhập khẩu.

Nhật Minh - VNExpress
TOP HOT LINKSQUAN LÀM BÁO


1 comment:

Anonymous said...

Nhắc đến NVG lại căm,vị này là khởi nguồn cho việc cơn mưa Ngân hàng,chứng khoán mọc ra như nấm để ăn tiền,để rồi Tạo ra THỊ TRƯỜNG LÃI SUẤT....đến kinh hoàng.Đất nước giờ điêu đứng cũng có đóng góp không nhỏ của nhân tố này.
Cứ mỗi lần nghe,thấy mấy anh nguyên thống đốc NH như "tiến sĩ" CSK,3D NVD,NVG,...là lại thấy điên cả người.Bọn này nó trình độ gì mà gọi là tiến sĩ,mà cú bắt mọ người phải nghe nó chém gió.
Giờ ở QH có báo cáo này cũng phải thôi.Gánh nặng thuế phí ở đất nước này có bao giờ thấp ? Vì nó là một thuộc tính di truyền trong tư duy người Việt.Như trong Y tế ta gọi đó là CƠ ĐỊA.Trong bóng đá gọi trường phái rình rập.Trong tầm nhìn,chiến lược gọi là khôn lỏi,lấy ngắn nuôi dài.Trong cơ chế,chính sách thì luôn thay đổi linh hoạt,lách luật như luật sư,con đĩ...Ôi...Người chúng ta ăn uống thì lai rai,phe phỡn,vô cùng lãng phí.Làm thì chẳng có sp nào ra hồn,mà giá thì hở một tý là tăng,tăng điên cuồng mọi thứ...điển hình như Xăng,điện...cắt tóc...rau muống...Lam phát & đồng tiền mất giá thì luôn ở hàng Top.
Quan chức tiêu tiền như giấy bản,dùng toàn đồ xịn mà lại thay như quần lót....làm gì mà nợ công không tăng đề rồi tăng thuế bù đắp.
"Người Việt" ta được cái là "hùng biện" & khéo tay.
May nhất là còn vào WTO,không thì chết nữa!